Khi viết đơn xin nghỉ việc, hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm đến lí do nghỉ. Mà bỏ qua yếu tố vô cùng quan trọng đóng góp lớn cho sự thành công của quá trình xin thôi việc. Đó là nghệ thuyết phục để có được sự đồng ý cho thôi việc của nhà quản lý. Dưới đây Vieclamluongcao sẽ gợi ý cho bạn những mẫu đơn xin nghỉ việc hay nhất và mô hình “kinh điển” khi xin nghỉ việc khiến mọi sếp đều không thể từ chối la đơn thôi việc của bạn.
1. Những mẫu đơn xin nghỉ việc hay nhất
Dưới đây Vieclamluongcao sẽ gợi ý cho bạn tham khảo 1 số mẫu đơn xin nghỉ việc và có file word các bạn có thể dễ dàng dowload về và chỉnh sửa như vậy đã có 1 bản đơn xin nghỉ việc đúng chuẩn áp dụng cho với mọi Doanh nghiệp.
1.1 Mẫu đơn xin nghỉ việc thông dụng:
>> Tải về mẫu đơn xin thôi việc File Word
1.2 Mẫu đơn xin nghỉ việc thai sản:
>> Tải mẫu đơn xin nghỉ việc đúng nghĩa
1.3. Gợi ý mẫu nội dung cho bản đơn xin nghỉ việc viết tay.
Mặc dù, bạn đã sử dụng một mẫu đơn xin nghỉ việc có sẵn rồi nhưng những câu chữ và cách trình bày thường cứng nhắc.
Vì thế, bạn cần chỉnh chu và có những lời lẽ mềm mại hơn trong việc xin nghỉ việc để đó mãi là ấn tượng của những người quản lý về một người như bạn. Cùng tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay của chúng tôi dưới đây.
Lưu ý: sau tải về các mẫu đơn xin nghỉ việc, các bạn cần chỉnh sửa sao cho đúng với hoàn cảnh thực tiễn.
Tải về các mẫu đơn xin nghỉ việc trên đây là định dạng ảnh.
2. Cách viết nội dung đơn xin nghỉ việc
Nội dung đơn xin nghỉ việc chia làm 4 phần:
2.1. Thông tin cá nhân
Ở phần nội dung này, người viết cần nêu đầy đủ họ tên, chức danh và nơi làm việc của mình tại cơ quan, doanh nghiệp.
2.2 Trình bày lý do xin nghỉ
Đây là quan trọng nhất trong lá đơn xin nghỉ việc. Quá trình xin nghỉ việc của bạn có suôn sẻ hay không phụ thuộc phần lớn vào phần này. Lưu ý của phần này là người viết cần viết ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu đưa ra lý do có tính thuyết phục.
2.3. Thời gian xin nghỉ
Ở phần này, người viết cần đưa ra chính xác thời điểm và thời gian nghỉ việc. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra phương án thay thế nhân sự.
2.4. Nội dung bàn giao công việc
Đây là phần có tầm quan trọng không kém gì phần trình bày lý do xin nghỉ việc. Ở phần này người viết cần ghi rõ những công việc, tài sản bàn giao lại cho công ty để tránh những khúc mắc sau này.
3. Các lý do nghỉ việc chính đáng
- Văn hóa của công ty không phù hợp với tính cách cá nhân. Ví dụ: Sau một thời gian làm việc. Tôi thấy tính cách của mình không phù hợp với phong cách cũng như văn hóa làm việc của công ty.
- Chế độ đãi ngộ của công ty không thỏa đáng. Ví dụ: Thấy chế độ đãi ngộ, tiền lương không phù hợp với mong muốn của bản thân và không phù hợp với công sức mà bản thân bỏ ra.
- Không có cơ hội học tập, phát triển và thăng tiến. Ví dụ: Cảm thấy công việc hiện tại không có sự thử thách, nhàm chán và không có cơ hội phát triển bản thân cũng như thắng tiến trong công việc.
- Tìm được nơi làm việc tốt hơn so với công ty hiện tại. Ví dụ: Công việc hiện tại ở công ty vô cùng tốt. Tuy nhiên, hiện tại, tôi tìm tại công ty khác phù hợp hơn với cá nhân.
- Thay đổi mục tiêu công việc. Ví dụ: Công việc hiện tại ở công ty vô cùng tốt. Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc và trải nghiệm làm việc tại công ty, tôi cảm thấy mình đã có đủ kiến thức kỹ năng để đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp mới và phát triển bản thân.
- Đi học để nâng cao trình độ cá nhân.
4. Các lý do không chính đáng
- Không thích công việc của công ty hiện tại.
- Không thích và không thể hòa đồng với đồng nghiệp.
- Không thích lịch làm việc ở công ty.
- Chia tay người yêu nên bỏ việc.
- Bị gia đình bắt nghỉ việc.
5. Lý do cần viết đơn xin nghỉ việc
- Nghỉ việc đúng quy trình, cùng đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp tạo nên những ấn tượng tốt với công ty cũ. Đồng thời thể hiện trình độ cá nhân và cách làm việc chuyên nghiệp của bạn. Ở khía cạnh khác, điều này giúp quá trình nghỉ việc trở nên thuận lợi và nhanh chóng.
- Để nhận lương thưởng và hỗ trợ của hợp đồng lao động thì văn bản nghỉ việc cần sự đồng thuận của người quản lý hoặc giám đốc. Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng, bạn sẽ bị chịu phạt theo pháp luật. Vì vậy việc khéo léo trong các viết văn bản để xin nghỉ việc là rất quan trọng.
6. Cách viết đơn xin nghỉ việc dễ được chấp nhận
Để quá trình xin nghỉ việc diễn ra suôn sẻ, bạn cần chú ý đến cách ứng xử làm sao cho đẹp lòng đôi bên. Dù lý do có là gì khách quan hay chủ quan thì bạn cũng nên để lại ấn tượng tốt đối với công ty cũ. Dưới đây là khung mẫu cư xử khéo léo của đơn xin nghỉ việc.
- Nói tốt về quá trình làm việc tại công ty.
- Đưa ra lý do xin nghỉ việc
- Đưa ra lời khen đối với công ty cũ và cảm ơn công ty cũ và mong muốn được chấp thuận yêu cầu của mình.
Với mẫu cư xử khéo léo, văn minh này sẽ đẹp lòng đôi bên và nâng cao tỷ lệ thành công của đơn xin nghỉ việc của bạn.
Tham khảo thêm tại đây
7. Quy trình nghỉ việc đúng luật
7.1. Trao đổi trực tiếp với cấp quản lý
Khi bạn muốn nghỉ việc với bất kỳ lý do nào, bạn cần trao đổi trực tiếp với cấp quản lý thẳng thắn và đưa ra thời điểm và thời hạn nghỉ với lý do hợp lý.
7.2. Gửi đơn
Viết đơn xin nghỉ việc đúng với mẫu đơn, chuyên nghiệp và cư xử khéo léo. Điều này sẽ khiến quá trình xin nghỉ việc nhanh chóng và đúng thời điểm hơn.
7.3. Tuân thủ theo hợp đồng lao động, luật lao động
Hãy tìm hiểu luật lao động và tuân thủ đúng luật cũng như hợp đồng lao động đã ký kết với công ty.
7.4. Bàn giao công việc và tài sản
Sau khi đơn của bạn được phê duyệt, bước tiếp theo là bàn giao lại công việc và tài sản. Công ty sẽ cử người đến nhận bàn giao và quy trình công việc của bạn.
8. Phân loại đơn xin nghỉ việc
8.1. Đơn xin nghỉ việc file word hoặc viết tay
Câu hỏi đặt ra là nên sử dụng viết tay hay word khi xin nghỉ việc? Bạn nên sử dụng bản word nếu có thể, điều này thể hiện sự chuyên nghiệp.
8.2. Đơn nghỉ việc không lương
Nếu người lao động nghỉ không báo trước sẽ vi phạm luật lao động. Vì vậy, nếu bạn cần nghỉ việc gấp, bạn cần khéo léo viết văn bản nghỉ việc không lương. Văn bản này sẽ khiến bạn nhận được sự thông cảm của bản quản lý và tránh được việc kiện vi phạm hợp đồng.
8.3. Viết đơn xin nghỉ việc tạm thời
Trong trường hợp bạn có công việc đột ngột không thể làm việc với công ty trong một khoảng thời gian dài, bạn cần lá văn nghỉ việc tạm thời. Trong văn bản này bạn cần ghi rõ thời điểm nghỉ, khoảng thời gian nghỉ và thời điểm quay trở lại làm việc.
9. Những việc bạn nên làm trước khi nhận quyết định thôi việc
- Bạn cần xác đinh công việc tiếp theo muốn theo đuổi. Chuẩn bị mọi hành trang tốt nhất trước khi tiếp tục công việc mới
- Mở một bữa tiệc nho nhỏ để chia tay đồng nghiệp.
- Hoàn thành trách nhiệm với công việc của mình trước khi rời đi.
10. Câu hỏi thường gặp?
1.Làm thế nào để xin nghỉ việc không vi phạm luật lao động?
Căn cứ vào điều 22 và điều 41 chia ra làm nhiều trường hợp người lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Tham khảo thêm tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/lao-dong-tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2012-142187.aspx
2.Hình thức đơn bàn giao công việc như thế nào?
Xem thêm mẫu đơn bàn giao công việc chuẩn tại: https://luatvietnam.vn/bieu-mau/mau-bien-ban-ban-giao-cong-viec-571-20025-article.html
3.Lý do xin nghỉ việc sếp không thể từ chối.
- Lý do liên quan đến gia đình như: chuyển nhà; chăm sóc gia đình, cha mẹ; di chuyển đến công ty gặp nhiều khó khăn.
- Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp: tham gia vào lĩnh vực khác, xác định lại tương lai mà bạn hướng tới.
- Lý do không phù hợp với công ty: không phù hợp với văn hóa, không gian làm việc của công ty.