Ở những bài viết trước, Việc làm lương cao đã đề cập và giới thiệu về trí tuệ nhân tạo AI. Một trong số các lĩnh vực công nghệ có liên quan mật thiệt và quan trọng với AI đó chính là IoT. Những năm gần đây, từ khóa tìm kiếm về lập trình IoT ngày càng được phổ biến và được giới trẻ quan tâm rất nhiều. Vậy lập trình IoT là gì và ưu, nhược điểm của IoT ra sao? Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi xoay quanh về lập trình IoT.
Định nghĩa lập trình IoT
- IoT (viết tắt của từ Internet Of Things) là một trong những mô hình truyền thông mạnh mẽ nhất và thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu trong thế kỷ XXI. So với công nghệ Internet hiện tại cung cấp các dịch vụ trong không gian tưởng tượng, công nghệ Internet of Things dựa trên thực tế. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ 4.0, trước năm 2014, trên Thế giới vẫn không có một định nghĩa cụ thể cho loại hình công nghệ này.
- IoT là việc định hướng kết nối các thiết bị, công cụ hay đồ vật trong đời sống với internet để giúp con người giao tiếp, truy cập và điều khiển hay thu thập được các thông tin nhằm làm tăng hiệu suất và hiệu quả sử dụng các thiết bị đó.
Lập trình IoT là từ viết tắt của Internet of Things – Một công nghệ truyền thông mạnh mẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu ở thế kỷ XXI.
Mặc dù lập trình IoT đã được Kevin Ashton đưa ra vào năm 1999, nhưng mãi đến những năm 2008 – 2009 thì thuật ngữ này mới chính thức đưa vào thực hiện hóa. Khác với Internet truyền thống, lập trình IoT sẽ mang đến cho người dùng các công nghệ sát với thực tế.
Lập trình IoT đóng vai trò như một môi trường trung gian, hỗ trợ cho việc kết nối giữa phần cứng cùng các ứng dụng, nhằm đảm bảo cho các hoạt động trong mạng được tích hợp liền mạch với nhau.
Lợi ích của IoT
- IoT giúp thu thập dữ liệu một cách phong phú: Các mô hình và phương pháp luận IoT đang được sử dụng rộng rãi trong doanh nghiệp nhằm thu thập một lượng lớn dữ liệu về khách hàng và sản phẩm của tổ chức. Bằng cách này, các tổ chức thực hiện các bước phân tích khác nhau và nghiên cứuchuyên sâu để thúc đẩy doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, mở rộng quy môhoạt động và có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng
- IoT giúp tiết kiệm thời gian: IoT có thể thu thập lượng dữ liệu khổng lồ và xử lý một cách nhanh chóng thay bằng cách ghi chép truyền thống sẽ tốn rất nhiều thời gian
- Chi phí: Tổ chức có thể nhận được nhiều nguồn lợi trong việc cắt giảm chi phí hoạt động cùng các loại chi phí khác để thu được lợi nhuận tối đa từ sự tiến bộ của công nghệ IoT
- IoT an toàn, thoải mái, hiệu quả: Các thiết bị thông minh IoT được sử dụng giúp tăng mức năng suất, mang lại sự hiệu quả cho tổ chức. Việc tự động hóa công việc hàng ngày đều có thể được thực hiện qua các thiết bị IoT. Các thiết bị này có thể tìm ra những vấn đề kỹ thuật trong hệ thống và sau đó khắc phục chúng
Lợi ích của lập trình IoT
Cùng với lợi ích mà IoT đem lại cho người dùng, thì với lập trình IoT sẽ là người sử dụng lợi ích đó để giúp:
- Các thông tin quan trọng của doanh nghiệp luôn được bảo vệ an toàn và có tính bảo mật cao.
- Nâng cao sự giao tiếp giữa các thiết bị dựa trên mạng lưới nội bộ.
- Khả năng truyền dữ liệu qua mạng Internet vô cùng nhanh chóng, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức thực hiện.
- Nhờ có khả năng định danh tốt, nên lập trình IoT luôn đảm bảo tính bảo mật trong hệ thống nội bộ doanh nghiệp.
- Hầu hết các công việc đều được thực hiện thông qua công nghệ tự động hóa, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn.
- Hỗ trợ tốt hơn cho quá trình khai thác, trao đổi hay sử dụng dữ liệu trong các công việc, góp phần nâng cao năng suất hoạt động.
- Mang lại hiệu quả tốt hơn, cùng quy trình thực hiện chính xác hơn trong việc thu thập, xử lý và chia sẻ dữ liệu.
Lập trình IoT cần những gì?
1. Về kỹ năng mềm:
- Có khả năng giao tiếp tốt.
- Khả năng làm việc nhóm tốt.
- Có sự kiên trì và đam mê mạnh mẽ với nghề.
2. Về công nghệ:
- Thông thạo kỹ năng lập trình Mobile.
- Có khả năng xử lý và làm việc với Big Data.
- Biết cách ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào các công việc của mình.
- Có kiến thức về công nghệ bảo mật, hiểu và biết cách ngăn chặn các mối đe dọa liên quan đến an ninh mạng.
3. Về ngôn ngữ lập trình IoT:
Không chỉ đơn giản là học những công nghệ mà một lập trình IoT còn phải trang bị cho mình sự hiểu biết về:
- Ngôn ngữ lập trình C và C++.
- Ngôn ngữ lập trình PHP.
- Ngôn ngữ lập trình Java.
- Ngôn ngữ lập trình Python.
Ngôn ngữ lập trình IoT: C và C++
Ngôn ngữ lập trình IoT: C và C++ là ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng trong hầu hết các ngành lập trình hiện nay. Nó được sử dụng để thiết kế trong chương trình chuyển mạch điện thoại. Vì vậy nó sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho việc phát triển hệ thống nhúng. Ngôn ngữ C là một ngôn ngữ mà hầu như ai học lập trình đều biết đến. Không chỉ bởi nó ra đời từ lâu mà nó còn là nền tảng để phát triển hầu hết các ngôn ngữ lập trình khác.
Đặc biệt, ngôn ngữ C là ngôn ngữ duy nhất có mặt trên hầu hết nền tảng hệ thống nhúng tiên tiến đang có mặt trên thị trường. Điều này giúp chúng ta thấy được mức độ phổ biến và thông dụng của ngôn ngữ C từ trước đến nay, thậm chí cả về tương lai.
Tuy vẫn còn một số hạn chế như ngôn ngữ mang nặng vấn đề thủ tục hơn là hướng đối tượng. Hoặc là ngôn ngữ C không được thiết kế để hướng tới giao diện đồ họa người dùng. Và nó được dùng để biên dịch hơn là diễn giải. Tuy nhiên đây vẫn là một ứng cử viên mạnh mẽ cho công ty nào đang nỗ lực phát triển IoT.
Ngôn ngữ lập trình IoT: PHP
Ngoài ngôn ngữ lập trình phổ biến như C và C++ ra thì ngôn ngữ PHP cũng là một loại đang dần được trở nên phổ biến rộng rãi hơn trong lập trình IoT.
PHP là lựa chọn tối ưu cho các nhà phát triển web. PHP đang được các nhà lập trình thêm vào bộ mã của họ. Mục tiêu chính của mã là để xử lý các dịch vụ vi mô trên máy chủ. Họ có thể biến điều thấp nhất của internet thành một máy chủ web đầy đủ. Với sự trợ giúp của PHP, các ứng dụng được phát triển bằng dữ liệu GPS từ các thiết bị IoT..
Ngôn ngữ lập trình: Java
Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến được khuyên dùng bởi các chuyên gia. Họ coi đó là sự lựa chọn tốt nhất cho IoT. Vì nó có thể được viết một lần và chạy ở bất cứ đâu. Các nhà phát triển có thể dễ dàng sản xuất và gỡ lỗi mã trên máy tính của họ. Nó có thể được chuyển nó sang bất kỳ chip nào bằng Máy ảo Java. Kết quả là, nó có thể được chạy trên những nơi sử dụng JVM và trên bất kỳ máy nào khác. Java được đánh giá là ngôn ngữ lý tưởng cho việc học lập tình IoT vì:
- Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cho IoT
- Ngôn ngữ Java có các khả năng tích hợp hữu ích cho các ứng dụng IoT
- Java có tính di động cao và không có giới hạn phần cứng
Java đã kết hợp các kỹ thuật mã hóa từ các ngôn ngữ như Mesa, Eiffel, C và C ++. Ngôn ngữ này có các khả năng tích hợp làm cho nó hướng đối tượng. Và di động với sự phụ thuộc phần cứng ít nhất. Cùng với điều này, Java có một thư viện hỗ trợ phần cứng có thể truy cập mã chung.
Ngôn ngữ lập trình : Python
Ngoài những ngôn ngữ lập trình tiêu biểu thì vẫn còn một số ngôn ngữ lập trình khác nữa mà các bạn có thể tham khảo như: JavaScript, Swift.
Lập trình IoT là tương lai của một lập trình đa ngôn ngữ. Không một ngôn ngữ nào là duy nhất cho IoT. Mỗi một ngôn ngữ đem lại một sực mạnh cho IoT. Khi khả năng con người sử dụng IoT tăng lên, ngày càng có nhiều dữ liệu được tạo ra về hiệu suất, thách thức và cơ hội của sản phẩm. Và chỉ khi kết hợp một cách hợp lý thì bạn mới có thể học lập trình IoT một cách tốt nhất.
>> Để biết chuyên sâu hơn về IoT, các bạn có thể đọc thêm tại đây
Lời kết
Lập trình IoT đã dần trở thành một cơn bão lớn mà rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là giới trẻ hiện nay thích sự tìm tòi và khám phá, thì IoT lại càng có cơ hội phát triển và mở rộng. Qua bài viết này, Việc làm lương cao đã giới thiệu về IoT và lập trình IoT để các bạn có thêm kiến thức về ngành này.
IoT cũng là một trong những phần mềm quan trọng kết hợp với trí tuệ nhân tạo AI. Để biết thêm về trí tuệ nhân tạo AI các bạn xem ngay