Tự động hóa là gì? Những điều bạn CẦN biết về tự động hóa

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Cơ-hội-phát-triển-ngành-tự-động-hóa

Như chúng ta đã thấy, ngày nay, cuộc cách mạng công nghệ đang vươn lên một tầm cao mới. Một trong những ngành hot và nhiều người tìm đến nhất đó là tự động hóa. Vậy tự động hóa là gì và tầm quan trọng của tự động hóa đối với thời kỳ 4.0 này như thế nào? Ở bài viết này, Việc làm lương cao sẽ nói chi tiết về tự động hóa nhé!

Khái niệm về tự động hóa

Tự động hóa là việc tạo ra và ứng dụng các công nghệ để sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ với sự can thiệp tối thiểu của con người. Việc thực hiện các công nghệ, kỹ thuật và quy trình tự động hóa nâng cao hiệu quả, độ tin cậy và / hoặc tốc độ của nhiều tác vụ mà trước đây con người thực hiện.

Hay: “Tự động hóa là công nghệ mà theo đó quy trình hoặc thủ tục được thực hiện mà không cần sự trợ giúp của con người”

Khái niệm “Tự động hóa” (Automation) được bắt nguồn từ “Tự động” (Automatic) và dần trở nên phổ biến từ năm 1947, khi tập đoàn General Motors của Mỹ thành lập Bộ phận Tự động hóa.

Tự-động-hóa-là-gì
Tự động hóa là gì?

Vai trò của tự động hóa

Nói tới vai trò của tự động hóa vô cùng quan trọng với xu thế phát triển của xã hội. Nó trở thành nhu cầu bức thiết khi nhu cầu tăng gia sản xuất thay đổi liên tục, và mỗi lần thay đổi như vậy sẽ cần thay đổi các thiết bị máy móc nếu không sẽ trở nên lỗi thời hiệu quả sản xuất kém.

Điều khiển tự động một dây chuyền sản xuất linh hoạt, được cập nhật công nghệ liên tục có thể đáp ứng sản xuất với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Với mức độ đáp ứng nhanh chóng về số lượng và chất lượng…

Kết luận, tự động hóa hay còn gọi điện tự động hóa là sử dụng nhiều hệ thống điều khiển cho các thiết bị hoạt động như máy móc quản lý sản xuất tại các nhà máy… Và lợi ích lớn nhất của công cuộc chuyển đổi sản xuất này là tiết kiệm lao động, tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu và nâng cao chất lượng lao động với độ chính xác cao. Tìm hiểu thêm về xu hướng tự động hóa trong năm 2019.

Vai-trò-của-tự-động-hóa-trong-thời-kỳ-4.0
Vai trò của tự động hóa trong thời kỳ 4.0

Điểm tốt và hạn chế của tự động hóa

Điểm tốt:

  • Tự động hóa góp phần vô cùng lớn trong việc tăng năng suất, thông lượng
  • Cải thiện chất lượng, tăng khả năng dự báo về chất lượng
  • Cải thiện quy trình sản phẩm dẫn đến thống nhất quy trình, tăng tính nhất quán của đầu ra.
  • Giảm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân lực

Khi tiến hành Tự động hóa sẽ gặp phải một số khó khăn:

  • Một hệ thống tự động hóa có thể có một mức giới hạn của trí thông minh, và vì thế dễ bị phạm lỗi bên ngoài phạm vi. Việc này dẫn đến các mối đe dọa an ninh.
  • Vận hành phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn và am hiểu sâu rộng về các thiết bị. Từ việc lắp đặt, lập trình hay cài các thông số của hệ thống đều cần những chuyên gia thực hiện mới có thể đảm bảo được sự chính xác, an toàn. Bảo trì hay sửa chữa cũng cần phải được tiến hành cẩn thận. Bên cạnh đó thì cũng có những thiết bị sử dụng rất dễ dàng, đơn giản.
  • Các nghiên cứu và phát triển chi phí của tự động hoá một quá trình có thể vượt quá chi phí tiết kiệm bằng cách tự động hóa bản thân.
  • Chi phí ban đầu cao: Việc tự động hóa của một sản phẩm hoặc thực vật thường đòi hỏi một sự đầu tư ban đầu rất lớn so với chi phí đơn vị sản phẩm, mặc dù chi phí tự động hóa có thể được lan truyền trong nhiều sản phẩm và thời gian
ưu-và-nhược-điểm-của-tự-động-hóa
Ưu điểm và nhược điểm của tự động hóa

Một số điều bạn cần biết về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

1. Khái niệm về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa:

Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát và thiết kế, điều khiển, chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động; giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, nhân lực thời gian và chi phí.

2. Học kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra sẽ làm gì?

Sau khi tốt nghiệp các Kỹ sư của ngành có thể đảm nhận các vị trí then chốt :

  • Nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tự động hóa,..
  • Kỹ sư khai thác vận hành: quản lý vận hành các nhà máy, nhà xưởng,khu công nghiệp như dệt may, chế biến thuỷ sản,gỗ, bệnh viện, trung tâm viễn thông, lắp ráp linh kiện,…
  • Kỹ sư thiết kế tại các công ty tư vấn thiết kế điện, vận hành tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực Thiết bị điện và hệ thống điện tự động hoá, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời,
  • Kỹ sư quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước phụ trách quy chuẩn an toàn điện thuộc Bộ công thương, Bộ xây dựng.
  • Cán bộ tại các công ty tư vấn thiết kế điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên khắp cả nước.

Các công ty xí nghiệp công nghiệp với vai trò cán bộ kỹ thuật của phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, phòng cơ điện; các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp điện; các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tự động hóa.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: có khả năng thực hiện các nghiên cứu chuyên ngành sâu về kỹ thuật điện, tự động hóa, điều khiển tự động. Tiếp tục học tập các chuyên ngành ở các trình độ sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) trong lĩnh vực điện tự động hóa, kỹ thuật điện, điều khiển tự động, …

Trình độ Ngoại ngữ: Có các chứng chỉ Tiếng Anh B1 hoặc tương đương theo chuẩn của Bộ GD&ĐT.

>> Khám phá thêm: Cơ hội việc làm và con đường thăng tiến của nhân viên kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

3. Thời gian đào tạo ngành tự động hóa:

Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá được tiến hành đào tạo theo Quy chế đào tạo tín chỉ của Bộ Giáo dục và đào tạo. Kế hoạch chương trình đào tạo dự kiến tiến hành trong 4,5 năm.

kỹ-thuật-điều-khiển-và-tự-động-hóa
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Kỹ sư tự động hoá cần biết những gì, cần học những gì?

Một khối kiến thức chuyên môn vững chắc là nền tảng tốt để bạn bước vào nghề. Trước tiên, cần có kiến thức nền tảng về cơ khí, điện tử, công nghệ, máy tính,… Hiểu biết thêm về các thiết bị như rơ le, cảm biến, thiết bị chuyên ngành như PLC, ZEN,… Trao dồi cho bản thân kiến thức về lập trình, điều khiển dây chuyền tự động,…

Có rất nhiều kiến thức, bạn cần chọn lựa các khối kiến thức phù hợp với định hướng mình muốn theo đuổi. Thêm vào đó bạn cần tích cực trao dồi, cập nhật kiến thức mới, tiến bộ. Bởi công nghệ không ngừng phát triển, việc “dậm chân tại chỗ” sẽ khiến bạn trở nên lạc hậu, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cơ hội thăng tiến.

Cơ hội việc làm và con đường thăng tiến của nhân viên kỹ thuật điều khiển và tự động hoá

Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ, kỹ thuật ngày còn ít. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành có tiềm năng lớn trong tương lai.

Các kỹ thuật viên có thể công tác tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất; công ty, tập đoàn trong và ngoài nước,… Có rất nhiều vị trí việc làm lương cao:

Bạn thích thiết kế, lắp ráp? Bạn có thể trở thành kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật. Bạn sẽ làm việc ở các dây chuyền sản xuất, các nhà máy như dây chuyền lắp ráp, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy nước, các nhà máy chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, dây chuyền sản xuất giấy,…

Bạn thích kỹ thuật nhưng cũng thích làm giáo viên. Trở thành Giảng viên về kỹ thuật tự động có thể đáp ứng cả hai sở thích của bạn. Giảng viên giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại các trường Đại học, Cao đẳng hay các cơ sở giáo dục đào tạo khác,… hay cũng có thể trở thành giảng viên dạy kỹ thuật Online.

Trở thành một chuyên viên tư vấn? Lựa chọn không tồi cho những bạn giỏi kỹ thuật, thích công việc tư vấn, chăm sóc khách hàng. Yêu thích sáng tạo, thiết kế bạn có thể làm một chuyên viên thiết kế các dây chuyền, hệ thống tự động.

Một nhà phân tích mô phỏng chuyên nghiệp khi bạn có khả năng quan sát. Một cán bộ quản lý kỹ thuật tại các nhà máy, tập đoàn, công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa nếu có khăng quản lý tốt.

Lời kết

Trong cuộc cách mạng khoa học, công nghệ 4.0, tự động hóa là một trong những ngành được đầu tư và phát triển rất nhiều. Qua bài viết này, Việc làm lương cao đã giúp các bạn tìm hiểu một số nội dung liên quan đến tự động hóa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn hãy liên hệ với Việc làm lương cao để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

>> Xem thêm: Cách tải phần mềm vẽ 3d trên máy tính

Bài viết nổi bật

Bài viết mới nhất